Ý nghĩa chữ Tâm Trong Cuộc Sống và những điều chưa biết

 “Tâm” là nơi cư trú của các hoạt động tinh thần trong con người, mang ý nghĩa lương tâm đạo đức, lòng bao dung, nhân ái, vị tha, thương người.

“Tâm” còn là sự cảm thông, chia sẻ lúc hoạn nạn, khó khăn, là tâm tính, tâm tư, toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp, công việc. Trong đời sống tinh thần cái “Tâm” cũng ảnh hưởng không nhỏ, là tâm lực, sức lực con người. Nhờ cái “Tâm” tồn tại trong mỗi con người mà cư xử giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.

1. Chữ Tâm trong Phật Giáo



Tâm là một phạm trù quan trọng, cơ bản trong Phật Giáo. Kinh Pháp Cú-Kinh Thánh của Phật Giáo đã viết: “Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm là chủ. Tâm tạo tất cả”. Trong kinh điển Phật Giáo, phân biệt sáu loại tâm:

Nhục đoàn tâm (肉團心) là trái tim thịt, nghe bọn người ác dèm pha Phật giáo, như bị ba trăm mũi giáo đâm vào tâm mình.

Tinh yếu tâm (精要心) chỉ cái tinh hoa cốt tuỷ, chỗ kín mật.

Kiên thực tâm (堅實心) là chân tâm, là Phật tính.

Liễu biệt tâm (了別心) gồm 6/8 loại nhận thức, là giác quan, thần kinh hệ và não bộ.

Tư lượng tâm (思量心) còn gọi là Mạt-na thức (末那識) là thức thứ bảy trong tám thức.

Tập khởi tâm (集起心) còn gọi là A-lại-da thức (阿賴耶識) là tạng thức (藏識) chứa đựng kinh nghiệm của đời sống mỗi con người và nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần. Là căn nguyên của mọi hoạt động nhận thức.

>> Tham khảo thêm bài viết tại đây.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chế tác trống đồng và những điều bạn chưa biết

Tranh đồng Sen Hạc và những điều cần biết về dòng tranh phong thủy này